Thứ Ba, 29 tháng 8, 2017

Trả lời thư của ông Trần Công Tín




Trả lời thư phản hồi 
của ông Trần Công Tín 

Sau khi đưa tin " Tìm về cội nguồn : Ô.Jean Michel Dubois và Camille - Hugo", chúng tôi đã nhận được 2 thư phản hồi của ông Trần Công Tín - đời thứ 11- Phòng nhơn . Để trả lời những suy nghĩ của ông, chúng tôi xin trích nguyên văn thư của cô Trần Thị Mỹ Phương, đời 12 phòng Nhơn - người trực tiếp giới thiệu quá trình phát triển Từ Đường cho phái đoàn Pháp.


                    Kính bác Trần Công Tín,
Công lao của những người khai sơn phá thạch là điều không bao giờ chúng ta quên. Việc khắc ghi ơn sâu là yếu tố hàng đầu. Điều đó là điều kiện tiên quyết khi con cháu tìm về cội nguồn phải biết.
Trong quá trình viếng thăm từ đường, con luôn chú ý đến những điều đáng tự hào đó.
Từ ngoài vào trong từ đường, không nơi nào là con không kể về công đức của các bậc tiền nhân đóng góp để xây dựng và gìn giữ từ đường.
Cụ thể: 
  1.Con giới thiệu tấm bia kỷ niệm nêu lên quá trình tôn tạo và công đóng góp của các bậc tiền nhân. Đặc biệt đã nhờ ông chú Phạm Toàn- chồng của bà cô Trần Diệu Khanh dịch sang Tiếng Anh để cho con cháu hải ngoại đọc được. Mọi người trầm trồ thán phục và xin chụp ảnh để lưu niệm.




Bia kỷ niệm do ông Phạm Toàn dịch Anh ngữ 
  2.Qua cuốn album hình thành từ đường từ xưa đến nay, con đã rất tự hào khi giới thiệu hình ảnh của ông bà Trần Công Điền- người có công trùng tu tôn tạo lại từ Đường. Con đã nói rằng ông chú đã phải đi lại từ Sài Gòn về Huế nhiều lần để xây dựng ngôi từ đường này. Ông chú cũng là người đóng góp công, góp của nhiều nhất trong quá trình tôn tạo nhà thờ. Bên cạnh đó, cô Trần Diệu Tiên cũng góp phần không nhỏ trong việc giữ lại ngôi từ đường này.Điều này sao con dám quên được.


Mọi người chăm chú nghe giới thiệu công lao của 
các bậc tiền bối đã đóng góp xây dựng Từ Đường 

  3. Con cũng có nêu lên quá trình gìn giữ từ đường những năm điêu tàn của ông nội Trần Trọng Bào. Giới thiệu bác Trần Công Tín trong những bức hình.
 4. Đi thăm hậu liêu, họ còn được biết người khởi xướng trong việc xây dựng Hậu liêu là bà Trần Diệu Khanh mà qua tấm bia kỷ niệm ghi rất rõ.
 5. Về cuốn Trần Công Tộc Phả, con cũng đề cập đến bản đầu tiên do Ông cụ Trần Điện, ông Nội Trần Trọng Bào và bác Trần Công Tuấn thực hiện. Bản cập nhật lần thứ hai do bà cô Trần Thị Khanh Tương thực hiện. Mọi người xem và thán phục( mặc dù họ không biết Tiếng Việt nhưng xem cách bố trí và làm gia phả các hình ảnh cập nhật cũng là một công trình to lớn).
 6. Con cũng tự hào kể lại quá trình thực hiện chương trình phóng sự từ đường do đài VTV thực hiện về ông cố nhà văn Trần Thanh Mại. Bài thơ của bà cô Trần Thị Linh Chi. Mọi người ngạc nhiên và khen ngợi.
 7. Lướt từng bức ảnh là những trang kỷ niệm về từ đường, những tháng ngày thăng trầm,những sự kiện nổi bật theo con suốt hơn hai mươi mấy năm qua. Cụ thể nhất là 10 năm trở lại đây Từ Đường đã là nơi quá thân thương đối với con thì làm sao con không cảm thấy tự hào và hãnh diện khi giới thiệu đến con cháu trở về cội nguồn những gì mà các bậc tiền nhân đã thực hiện.
 8. Bản tin là nơi để cập nhật thông tin về Từ Đường, những sự kiện nổi bật. Hình ảnh là cái để thể hiện tất cả những lời muốn nói. Có lẽ bác chưa xem kỹ những hình ảnh đó rồi. 
 9. Con thiết nghĩ công việc của Từ Đường là công việc chung của tất cả con cháu nên không ai có thể chối từ. Con cháu khắp nơi luôn hướng về và góp công, góp của gìn giữ và tôn tạo Từ Đường ngày càng phát triển. Trong quá trình đó, sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Do đó, những chuyện cá nhân thiết nghĩ nên để tự mỗi cá nhân tự giải quyết. 
 10. Bác không có mặt tại buổi hôm đó nên bác chưa nghe được những sự kiện lịch sử của Từ Đường mà con đã trình bày nên bác tưởng như vậy thôi.
 Vài dòng con tâm sự cùng bác để bác được rõ tường tận sự việc diễn ra ngày hôm đó.
Nay kính
Trần Thị Mỹ Phương 


                                BAN BIÊN TẬP TRẦN TỘC 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét