Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

Câu chuyện cuối năm Nhâm Thìn-2012

Câu chuyện cuối năm  Nhâm Thìn-2012
 Một ai đó từng thốt lên rằng
"Muôn địa phương cũng chỉ là ga tạm
Một Huế thôi nhớ mãi lại quay về."

Trần Tộc Từ Đường luôn mở rộng cửa hân hoan chào đón tất cả những người con, người cháu trở về     
     "Nhà thờ là đại diện của cả dòng Họ,mà nhìn nhà thờ là ta biết Họ đó thịnh hay suy".Đã bao đời nay,con cháu họ Trần vẫn luôn khắc ghi câu đó trong lòng và đồng quyết tâm xây dựng một dòng họ vẻ vang và đầy tự hào.
    Tục ngữ có câu "Chim có tổ ,người có tông" .Cho đến ngày nay,đã không biết bao nhiêu con cháu trong dòng họ Trần Công tìm về Nguồn Cội của mình.Người xưa nói quả không sai "không có mãnh đất nào dịu êm và ấm áp bằng quê cha đất tổ".
    Trở lại Trần Tộc Từ Đường chính là trở về với nguồn gốc của chính mình.Kể từ đó mới biết được mình là ai.
      Cuộc sống bon chen kéo theo những dòng đời phiêu bạt đến tận những chân trời xa tít tắp.Vì cuộc sống mưu sinh,vì hoàn cảnh,người ta không thể ở bên người thân.Buồn lắm,nhớ lắm.Không,không phải vì thế mà họ quên đi xuất xứ của mình.Cho dù:
"Thân cư hải ngoại
Tâm toại cố hương"
     Trở về đây bên cạnh ngôi Từ Đường uy nghi sừng sững trên Đồi Quãng Tế bình yên này,con cháu Trần Công cũng cảm thấy ấm áp,bùi ngùi xúc động ghi lên những cảm xúc đang dâng trào của mình trên trang giấy kỷ niệm.

Khi tóc bạc trên đầu trôi dạt mãi
Cội nguồn ơi chiếc lá lại quay về
Sự trở về của ông Công Định-Đời thứ 10-Phòng Nhơn -trong năm 2012
      Đời người chỉ kéo dài một thế kỷ,cũng có thế kéo dài hơn một chút,nhưng điều đó thật quá ngắn so với thời gian.Tuy nhiên nếu con người biết kéo dài thì việc đó không khó.Đó chính là biết tạo cho thế hệ sau những hình ảnh về quê hương,về nguồn gốc của ông cha.Một khi trở về,con cháu sẽ cảm nhận được sự bồi hồi ,nhớ nhung,cha ông vẫn còn tồn tại ở cõi vĩnh hằng để có thể tưởng niệm,tự hào về lịch sử nơi đây trước khi cất bước ra đi một lần nữa.
"Bụi thời gian xóa mờ đi tất cả
Chỉ có tình người ở lại trong ta"
Nguồn gốc của sự trở về
     Tiếp nối sự trở về của ông Công Định-đời thứ 10-Phòng Nhơn  là việc tìm về Cội Nguồn của ông Công Hiển-đời thứ 11-Phòng Nhơn.
      Công Hiển là con trai út của ông Công Định.Bằng sự khuyến khích và động viên của mình,ông Công Định đã thuyết phục được ông Công Hiển trở về tìm lại nguồn gốc của mình.
     Trở về Huế vào những ngày cuối năm 2012 là sự trở về đầy ý nghĩa nhất.
     Trần Công Hiển-đời thứ 11-Phòng Nhơn làm lễ ra mắt tổ tiên
      Điều đặc biệt ở đây là ông Công Hiển được sinh ra tai Bỉ và cư trú tai Úc. Đây là lần đầu tiên sau 26 năm sinh ra và lớn lên ông trở về Nguồn Cội của mình.Ông không biết đọc và viết Tiếng Việt,chỉ nghe nói để hiểu mà thôi.Ông biết đến Việt Nam,biết đến Huế và biết đến Trần Tộc Từ Đường cũng như nhưng ngôi mộ của các ông Tổ qua lời kể của cha mình mà thôi.Giờ đây,được hiểu rõ tường tận gốc tích của mình,vị trí của mình qua lời giải thích của người cháu gái  Mỹ Phương -đời thứ 12 -cùng Phòng Nhơn với mình,ông dường như vui mừng khi hiểu được những gì mà cha của mình đã nói trước đó.

Mỹ Phương-đời thứ 12-Phòng Nhơn đang giải thích bằng tiếng Anh về cây thế Hệ cho Công Hiển-đời thứ 11-phòng Nhơn 
Hai thế hệ-một tấm lòng

 Mỹ Phương giải thích cho Công Hiển hiểu  ý nghĩa và nội dung những trang kỷ niệm mà con cháu đã để lại trong những lần về thăm Quê Hương
Lưu dấu kỷ niệm-cảm xúc dâng trào
      Sau khi ghi xong lưu ký,Công Hiển tiết lộ một bí mật rằng ông đang học Tiếng Việt với hy vọng năm sau trở về sẽ đọc,viết  và hiểu được những dòng chữ quê hương.
    Để hiểu rõ về nguồn gốc của mình  hơn,ông Công Hiển đã theo ông Công Khanh và Mỹ Phương lên đến làng Châu Chữ-nơi mà linh hồn của Trần Tộc còn lưu giữ nơi đây.

   Công Hiển  viếng thăm ngôi mộ Ông Bà Cụ Trần Tuân-đời thứ 8 và mộ người bác ruột Công Điềm-đời thứ 10 tại độn Chuối đang xây dựng.
        Năm nay,như rồng gặp mây con cháu họ Trần trên toàn thế giới đều đồng lòng hướng về ông bà tổ tiên,chung sức trùng tu tôn tạo lại những ngôi mộ  cho ông bà Cố,Tổ của mình như: 
Xây lăng mộ ông bà Cụ Trần Thanh Đạt-Đời Thứ 9-Phòng Nghĩa 
Trùng tu lăng mộ cụ Sơ Tổ Phòng Nghĩa-Trần Tuyển-Đời thứ 7

Trùng tu lăng mộ ông bà cụ Trần Nhã -Đời thứ 8
Toàn bộ kinh phí do con cháu nội ngoại phòng Nghĩa đóng góp

Sự trở về của ông Trần Trọng Lộc  trong lễ đặt đá trùng tu lăng mộ cụ Cố Trần Thuận-đời thứ 8
Lăng mộ của cụ cố Trần Thuận-đời thứ 8-Phòng Nhơn.
   Toàn bộ kinh phí do con cháu Cụ Trần Thuận đóng góp.
    Niềm tự hào của Trần Tộc khi con cháu biết đến những ông cố ,ông sơ của mình là những người học rộng tài cao,nay con cháu biết ơn nhớ đến ông bà tổ tiên ,tỏ chút lòng thành đã xây dựng và trùng tu những ngôi mộ của ông bà tổ tiên của mình.
      Nhưng người ta thường nói,"nhìn thấy ngọn ắt phải suy ra được gốc".Những lăng mộ của những ông cố ông sơ nay đã được trùng tu.Đó là điều đáng mừng và hoan nghênh.Nhưng còn các vị Tổ của chúng ta thì sao?
     Công Hiển theo Công Khanh và Mỹ Phương đến viếng thăm ông Tổ của Phòng Nhơn.Mỹ Phương giải thích về những việc làm của cụ Tổ, khiến Công Hiển không khỏi ngạc nhiên đầy tự hào rằng ông Tổ của mình cũng đã từng làm quan lớn trong triều,tài trí hơn người.Ấy vậy mà buồn thay trước cảnh tiêu điều ,cỏ giăng ngập lối vào,che khuất một tấm gương đáng tự hào ấy.Phải làm sao đây,hỡi các con cháu Phòng Nhơn?


Mỹ Phương giải thích lịch sử ngôi mộ Tổ Phòng Nhơn-Cụ Tổ Trần Bình-đời thứ 7 trước cảnh tiêu điều hoang phế
      Trong quá trình trùng tu các ngôi mộ cố ,sơ tổ,... Ban trị sự Trần Tộc cũng đã bàn bạc thống nhất dự kiến trùng tu mộ Tổ Phòng Nhơn trước dịp lễ Thanh Minh 2013 sắp tới.
      Được tin như vậy,con cháu Phòng Nhơn đã nhanh chóng liên lạc về ban trị sự Trần Tộc hỏi thăm tình hình về kinh phí cụ thể cho việc trùng tu này.Cụ thể,là con cháu  cụ Trần Thuận đã có bước đi tiên phong trong việc đóng góp nhằm trùng tu lại mộ cụ Tổ.Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho Phòng Nhơn nói riêng và con cháu họ Trần nói chung.
     Năm cũ sắp qua năm mới lại  đến, Ban biên tập Trần Tộc  kính chúc quí vị bà con Nội Ngoại trong nước cũng như hải ngoại được AN KHANG THỊNH VƯỢNG và  đoàn kết một lòng,cùng nhau hướng về cội nguồn làm thế nào cho dòng Họ ta mỗi ngày một phát triển lớn mạnh.
     Kính mong quý vị bà con cố gắng thu xếp thời gian để về tham dự Lễ Thanh Minh 2013 được tổ chức vào ngày 13-3 Â.L (22-4-2013) đồng thời cũng là Lễ kỷ niệm 10 năm TRÙNG TU TRẦN TỘC TỪ ĐƯỜNG.

Rất hân hạnh được đón tiếp 


BAN BIÊN TẬP TRẦN TỘC 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét